Giải pháp chữa đau lưng toàn diện cho nam giới

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến liên quan đến hệ xương khớp. Tình trạng này đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi. Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng đau lưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khả năng vận động….

Vậy nguyên nhân gây đau lưng là gì? Làm thế nào để phòng tránh, điều trị hiệu quả? Hãy cùng Kanka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tình trạng đau lưng là gì?

Đau lưng là hiện tượng cơ thể thấy đau nhức ở vùng cột sống, từ vùng cổ, vai gáy cho đến phần thắt lưng. Tùy vị trí và nguyên nhân gây ra, cảm giác đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ theo thời gian. 

Đau lưng khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Đau lưng thường có liên quan tới những bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương cột sống, tổn thương dây thần kinh hoặc những rối loạn cơ quan nội tạng. Tùy theo thời gian và mức độ đau, đau lưng có thể được chia thành 2 dạng:

  • Đau lưng cấp tính: Xuất hiện nhanh và kéo dài không quá 6 tuần.
  • Đau lưng mãn tính: Cơn đau kéo dài trên 3 tháng, thường dai dẳng và khó dứt điểm.

Những khu vực đau lưng thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương, đau lưng có thể phân thành những vùng cụ thể như sau. 

Đau vùng lưng trên

Thường xảy ra tại các đốt sống từ cổ đến ngực (T1–T12). Kèm theo đó là cảm giác căng tức hoặc bỏng rát. Đau lưng trên thường xuất phát từ việc sai tư thế khi ngồi, nằm hoặc các tổn thương cơ học.

Đau vùng lưng giữa

Cơn đau xuất hiện ở vùng giữa cột sống ngực. Cũng có những trường hợp lan ra 2 bên sườn, gây tức ngực, khó thở nhẹ hoặc tê tay. Tình trạng này có thể do bệnh lý về đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống ngực.

Đau vùng lưng dưới (thắt lưng)

Đây là khu vực thường xuyên bị đau nhất. Cơn đau có thể lan xuống hông, mông và chân, gây cảm giác tê bì, buốt nhức. Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn tới biến chứng như rối loạn tiểu tiện, yếu chân hoặc liệt.

Đau lệch một bên (phải hoặc trái)

Nếu đau chỉ xuất hiện ở 1 bên lưng, nguyên nhân có thể liên quan đến tổn thương khớp chậu, lệch đĩa đệm hoặc ảnh hưởng từ thận.

Đau lưng xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau.

Nguyên nhân gây đau lưng phổ biến

Đau lưng có thể do nhiều yếu tố tác động. Bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và sinh hoạt. Cụ thể:

Thoái hóa cột sống

Cột sống bị thoái hóa theo thời gian, khiến các khớp xương mòn dần. Từ đó, làm giảm khả năng linh hoạt. Biểu hiện thường gặp là đau khi cúi người, xoay lưng hoặc ngồi lâu. Thoái hóa nặng có thể gây chèn ép dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm

Nhân nhầy trong đĩa đệm bị trượt ra ngoài. Ép lên dây thần kinh gây đau lưng dữ dội hoặc lan xuống chân. Bệnh này cần điều trị sớm để tránh biến chứng nặng như yếu cơ, rối loạn cảm giác.

Hẹp ống sống

Khi không gian trong cột sống bị thu hẹp. Tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây đau và tê vùng lưng dưới hoặc chân tay.

Gai cột sống

Gai xương phát triển bất thường, chèn vào mô mềm hoặc dây thần kinh. Từ đó, gây đau khi vận động, nhất là khi thay đổi tư thế.

Đau thần kinh tọa

Tình trạng viêm hoặc chèn ép dây thần kinh tọa dẫn tới đau từ lưng dưới lan xuống chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới việc đi lại.

Các yếu tố khác

Ngoài ra, tình trạng đau lưng còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác. 

  • Tuổi tác cao: Quá trình lão hóa khiến xương khớp suy yếu, dễ bị tổn thương.
  • Thiếu vận động: Cơ thể không được rèn luyện thường xuyên khiến cơ bắp suy yếu.
  • Căng thẳng tinh thần: Stress kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng tuần hoàn máu.
  • Thừa cân – béo phì: Trọng lượng cơ thể gây áp lực lên cột sống. Từ đó, làm tăng nguy cơ tổn thương vùng lưng.
  • Hút thuốc lá: Làm giảm tuần hoàn máu đến cột sống, tăng thoái hóa xương khớp.
Tuổi tác cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đau lưng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi bị đau lưng không nên chủ quan, đặc biệt nếu xuất hiện những biểu hiện sau đây:

  • Đau kéo dài không giảm sau 2 tuần tự điều trị
  • Có sốt, ớn lạnh
  • Đau lan xuống bụng hoặc chân
  • Tê bì, yếu cơ
  • Rối loạn đại tiểu tiện

Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: 5 phương pháp cải thiện chức năng thận yếu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Phòng ngừa đau lưng hiệu quả

Để tránh tình trạng đau lưng, nên thực hiện các biện pháp sau trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Ăn uống đủ dưỡng chất. Đặc biệt là thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D để duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý nhằm giảm tải cho cột sống.
  • Tập luyện đều đặn.Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày để tăng độ dẻo dai.
  • Thay đổi tư thế đúng cách khi ngồi, nằm hoặc khuân vác đồ vật.
  • Nghỉ ngơi hợp lý. Tránh ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau mỗi giờ làm việc.

Hướng điều trị đau lưng

Tùy mức độ và nguyên nhân gây đau, bác sĩ có thể chỉ định hướng điều trị phù hợp cho bạn. 

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc kháng viêm.
  • Một số loại thuốc bổ trợ xương khớp chứa Canxi, Glucosamine, Omega-3.
Tùy mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị đau lưng phù hợp cho bạn.

Không dùng thuốc

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm châm cứu, xoa bóp, trị liệu bằng nhiệt hoặc sóng siêu âm.
  • Tập luyện phục hồi chức năng: Giúp cải thiện tư thế và giảm đau hiệu quả.

Phẫu thuật

Áp dụng trong các trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm hoặc gãy cột sống không thể phục hồi bằng phương pháp bảo tồn.

Hỗ trợ điều trị đau lưng bằng thảo dược – Bổ thận Kanka

Bổ thận Kanka là lựa chọn phù hợp cho người bị đau lưng do thận yếu. Sản phẩm được chiết xuất từ “ngũ sâm” quý hiếm, có tác dụng hỗ trợ:

  • Bổ thận, cải thiện chức năng sinh lý
  • Giảm đau lưng, mỏi gối
  • Tăng cường thể lực và giảm tình trạng tiểu đêm

Kanka có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn. Song người bệnh cần sử dụng đều đặn từ 2- 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thành phần “vàng” tạo nên Kanka Nhật Bản.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biện pháp điều trị và phòng tránh đau lưng hiệu quả. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe xương khớp lâu dài.

BỔ THẬN KANKA NHẬT BẢN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *