Do có cùng 1 vị trí xuất hiện cơn đau quanh vùng thắc lưng và cùng cường độ đau. Nên thường dễ bị nhầm lẫn, giữa đau lưng do suy thận và đau lưng bởi cơ xương khớp. Sự nhầm lẫn này làm dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Làm kéo theo nhiều hệ lụy xảy ra.
Vậy làm cách nào để phân biệt đâu là do suy thận, đâu là do xương khớp? Hãy cùng KanKa Nhật Bản tìm hiểu cách phân biệt trong bài viết phía bên dưới nhé.
Đau lưng do suy thận và do xương khớp thường dễ bị nhầm lẫn.
Vì sao suy thận gây đau lưng?
Thận là cơ quan có vai trò lọc máu, chất dinh dưỡng, đào thải nước và chất thải. Đồng thời, thận còn giữ cân bằng điện giải, kiểm soát huyết áp, và sản xuất hormone.
Thận có vị trí nằm bên dưới xương sườn, đối xứng qua cột sống, và tựa vào cơ lưng. Các tổn thương ở thận có thể dẫn đến đau nhức vùng lưng. Đặc biệt, thắt lưng là vị trí đau lưng do suy thận nhiều nhất.
Thận gồm hai cơ quan nằm dưới xương sườn, đối xứng qua cột sống và tựa vào cơ lưng, nên tổn thương ở thận có thể gây đau lưng.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân đau lưng do thận yếu, thận hư.
Khi thận bị viêm hoặc nhiễm trùng, chất độc tích tụ kích thích dây thần kinh. Còn chức năng lọc suy giảm gây áp lực lên cơ và dây thần kinh, dẫn đến đau lưng.
Đặc điểm dễ thấy ở đau lưng do suy thận.
Đau âm ỉ là kiểu đau mà người bị suy thận thường gặp nhất. Cảm giác đau nhức mỏi kéo dài.
Khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế khác có thể bị đau nhói.
Trong một số trường hợp, đau lưng do sỏi thận hoặc nhiễm trùng có thể dữ dội, tập trung ở thắt lưng, lan ra hông, lưng hoặc chân, với cường độ thay đổi tùy giai đoạn bệnh và sức khỏe người bệnh.
Ảnh minh họa.
Đau lưng do xương khớp đến từ tác động bên ngoài.
Đau lưng thông thường (cơ xương khớp) xảy ra do các vấn đề ảnh hưởng đến cơ, xương hoặc dây thần kinh ở lưng. Vị trí, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đau lưng kèm theo khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Đau lưng có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở lưng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều trải qua cơn đau ở lưng dưới.
Đau lưng do cơ xương khớp thường xuất hiện ở các vị trí sau:
- Lưng trên: Khu vực giữa cổ và đáy lồng ngực. Đau ở đây có thể liên quan đến tư thế sai, chấn thương hoặc các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm và viêm cột sống.
- Lưng giữa: Vùng giữa cột sống, thường bị ảnh hưởng bởi căng cơ hoặc các vấn đề về dây thần kinh.
- Lưng dưới (thắt lưng): Đây là vị trí phổ biến nhất, thường liên quan đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc căng cơ do hoạt động quá mức.
- Vùng xương cụt: Đau ở đây có thể do chấn thương hoặc các vấn đề liên quan đến dây thần kinh tọa.
Nguyên nhân gây đau lưng thông thường.
- Chấn thương: Các tai nạn như ngã, va đập mạnh hoặc tai nạn giao thông có thể gây tổn thương cơ, dây chằng hoặc xương cột sống.
- Tư thế sai: Ngồi hoặc đứng sai tư thế trong thời gian dài, đặc biệt khi làm việc văn phòng hoặc mang vác nặng, có thể gây áp lực lên cột sống.
- Hoạt động thể chất quá mức: Tập luyện hoặc lao động nặng nhọc mà không khởi động đúng cách có thể dẫn đến căng cơ hoặc tổn thương dây chằng.
- Mang vác không đúng cách: Nhấc vật nặng sai tư thế hoặc mang túi xách nặng lệch một bên có thể gây mất cân bằng cơ và đau lưng.
- Rung động kéo dài: Làm việc trong môi trường có rung động liên tục, như lái xe tải hoặc máy móc công nghiệp, cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống.
Ảnh minh họa.
Đặc điểm đau lưng do tác động từ bên ngoài.
Đau lưng do thoái hóa cột sống tăng khi vận động, giảm khi nghỉ, có thể cứng khớp; thoát vị đĩa đệm gây đau lan xuống chân, tê bì; viêm cơ đau sau vận động mạnh, kèm mỏi cơ.
Phân biệt cần dựa vào triệu chứng, xét nghiệm và thăm khám bác sĩ.
Cách phòng tránh thận hư, thận yếu gây đau lưng.
Để phòng tránh thận hư, thận yếu gây đau lưng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
-
Duy trì lối sống lành mạnh:
Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ chức năng lọc của thận.
Hạn chế tiêu thụ muối, đường và thực phẩm chế biến sẵn để giảm áp lực lên thận.
Tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá.
-
Chế độ ăn uống cân bằng:
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây.
Hạn chế thực phẩm giàu protein động vật nếu không cần thiết, vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
-
Tập thể dục thường xuyên:
Duy trì hoạt động thể chất để cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Theo dõi huyết áp và đường huyết, vì tăng huyết áp và tiểu đường là hai nguyên nhân chính gây suy thận.
Thực hiện các xét nghiệm chức năng thận định kỳ nếu có nguy cơ cao.
-
Tránh lạm dụng thuốc:
Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
-
Giữ vệ sinh cá nhân:
Tránh nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ và uống đủ nước.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung KanKa Nhật Bản vào cuộc sống hằng ngày. Giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh suy thận.
Do KanKa Nhật Bản được bào chế từ tinh chất của thiên nhiên gồm 5 loại sâm quý. Kết hợp với bí phương của thánh nhân xưa Nhật Bản. Nên sản phẩm cam kết an toàn, hiệu quả. Điều này cũng đã được báo đài, bộ y tế xác nhận và cấp giấy phép.
Bổ Thận Kanka Nhật Bản.
Xem thêm: https://kanka.com.vn/sanpham/
BỔ THẬN KANKA NHẬT BẢN
- Hotline tư vấn: 028 3535 9377
- Trang web: https://Kanka.com.vn
- Facebook: Khôi Phục Bản Lĩnh Phái Mạnh
- Youtube: Bổ Thận Kanka Nhật Bản