Tại sao nam giới thường có râu, cơ bắp cuồn cuộn? Nữ giới lại không mạnh mẽ và có tính cách dịu dàng hơn. Tại sao người đàn ông thường có tính hiếu chiến, ưa mạo hiểm hơn? Lí do “chuyện ấy” ở phái mạnh bỗng trở nên nguội lạnh, mất dần ham muốn?…. Tất cả câu hỏi sẽ được trả lời qua bài viết bên dưới đây.
Testosterone là gì? Giữ vai trò gì với sinh lý nam giới?
Nội tiết Testosterone nam giới được sản xuất trong cơ thể ngay khi bào thai được bảy tuần tuổi. Nồng độ của Testosterone trong cơ thể tăng dần trong tuổi dậy thì và đạt mức cao nhất vào tuổi trưởng thành, sau đó chững lại. Đặc biệt sau tuổi 30, lượng Testosterone trung bình giảm khoảng 1% mỗi năm, và giảm đến 30-50% khi ở độ tuổi ngoài ngũ tuần.
Ở độ tuổi trường thành, hầu hết nam giới có đủ lượng Testosterone trong máu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ là cơ thể sản xuất quá ít.
Tình trạng này gây nên sự thiếu hụt trầm trọng và dẫn đến một tình trạng gọi là thiểu năng sinh dục.Trường hợp thiểu năng sinh dục đặc biệt trên có thể điều trị bằng liệu pháp hormone. Nhưng người bệnh phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Tại sao Testosterone quan trọng với sức khỏe nam
Còn với trường hợp nam giới bị suy giảm nồng độ Testosterone trong máu do tuổi tác, môi trường hay lối sống thiếu khoa học thì khuyến cáo không được tìm cách bổ sung cưỡng chế Testosterone tổng hợp.
Vì điều này sẽ xảy ra nhiều tác dụng phụ như suy gan, thận, gia tăng biến chứng tim mạch, rối loạn chuyển hóa,… Thậm chí, nhiều trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thay vào đó, nam giới có thể sử dụng thảo dược đặc hiệu tăng cường hoạt động của Luteinizing hormone. Chúng sẽ kích thích cơ thể sản sinh Testosterone nội sinh một cách an toàn và bền vững.
Vai trò Testosterone đối với cơ thể nam giới
Các bạn hãy cùng chúng tôi giải mã vai trò của Testosterone đối với nam giới dưới cái nhìn của khoa học. Mỗi người sẽ tích cực hơn trong việc duy trì nồng độ Testosterone trong cơ thể luôn cân bằng. Từ đó, các quý ông bồi bổ sức khỏe, nâng cao nội lực và sinh lý.
Nồng độ Testosterone ổn định tránh mọi ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể từ hệ thống sinh sản, tình dục cho đến khối lượng cơ bắp và mật độ xương…
1. Cân bằng nội tiết
Vùng dưới đồi của não sẽ tiết ra hormone hướng sinh dục là GnRH. Hormone này sẽ kích thích tuyến yên phóng thích Luteinizing Hormone vào máu. Khi đó, tế bào Leydig tại tinh hoàn sản sinh Testosterone. Hầu hết Testosterone được sản xuất tại tinh hoàn. Nhưng vẫn có một lượng nhỏ từ các tuyến thượng thận.
Trước khi bé trai chào đời, Testosterone không ngừng làm việc hoàn thiện bộ phận sinh dục nam. Đến tuổi dậy thì, Testosterone chịu trách nhiệm hình thành các đặc điểm của phái mạnh. Khi đến độ tuổi nào đó, nam giới thay đổi đáng kể về giọng nói, râu, tóc,… Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của khối cơ và tạo ham muốn tình dục.
2. Chức năng sinh lý
Ở tuổi dậy thì, dưới tác động của Testosterone khiến cơ thể đứa trẻ phát triển nhanh, đặc biệt khối cơ tăng nhanh. Đồng thời, cơ thể xuất hiện đặc tính sinh dục nam thứ phát như dương vật to, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển. Dáng vẻ bên ngoài nở nang, phát triển cơ bắp, da dẻ thô dày, giọng nói trầm.
Cùng với đó, sức khỏe sinh lý phát triển, kích thích hoạt động cơ quan tình dục và chức năng sinh sản. Tuy nhiên, một sự thật đáng buồn là khi người đàn ông giảm “men” hơn có chỉ số Testosterone thấp. Lượng hormone Testosterone quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý, làm giảm “lửa tình”.
Một số biểu hiện rõ khác như rối loạn cương dương, tinh trùng yếu gây vô sinh, hiếm muộn…. Nồng độ Testosterone lại càng suy giảm khi nam giới không sinh hoạt tình dục đều đặn trong một thời gian dài.
3. Hệ thống thần kinh trung ương
Testosterone tác động đến hành vi và tính cách ở mỗi người. Trong đó, nó quy định cả bản tính đấu tranh, hiếu thắng và ham muốn thống trị ở nam giới. Nó cũng giúp châm ngòi cho khả năng cạnh tranh và thúc đẩy lòng tự trọng.
Testosterone thấp khiến nam giới mất niềm tin và thiếu động lực phấn đấu. Nó cũng có thể làm giảm khả năng tập trung và gây trầm cảm. Đồng thời gây rối loạn giấc ngủ và thiếu năng lượng.
4. Hình thái cơ thể
Khi đến tuổi trưởng thành,Testosterone đã thúc đẩy sự phát triển của tóc, hình thành các sợi lông trong nách, trên cánh tay, chân, ngực và xung quanh bộ phận sinh dục. Với những người đàn ông có nồng độ Testosterone thấp, những sợi lông trên cơ thể thưa thớt thậm chí một vài nơi không có.
Testosterone cũng ảnh hưởng đến làn da phái mạnh, giúp da dẻ hồng hào, tươi trẻ. Nam giới chậm lão hóa, không có nếp nhăn, đồng thời hạn chế mắc bệnh về da.
Xem thêm:
Tinh trùng nam ảnh hưởng gì sức khỏe?
Thời gian yêu lý tưởng cho quý ông
5. Cơ, xương và chất béo
Testosterone là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển của hệ cơ, xương. Testosterone tăng mật độ xương và tác động vào tủy để sản xuất các tế bào máu. Đàn ông có nồng độ Testosterone thấp có nhiều khả năng bị loãng xương và dễ gãy xương.
Testosterone cũng góp phần quan trọng trong chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả hơn. Thiếu Testosterone gia tăng khối lượng mỡ, đặc biệt là mỡ bụng, gây béo phì.
6. Hệ thống tuần hoàn
Testosterone len lỏi khắp nơi trong cơ thể nhờ máu, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó tác động tích cực lên tim. Chúng có lợi ích rất tốt cho sức khỏe như giảm cholesterol, huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các anh nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kanka Nhật Bản. Với chiết xuất thảo dược quý, sản phẩm mang lại tác dụng kích thích cơ thể sản sinh Testosterone nam giới. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua người tiêu dùng thực tế.
Kênh Youtube: Kanka Nhật Bản
Xem thêm:
Thuốc bổ thận Kanka giá bao nhiêu? Thành phần, công dụng
Điều cần lưu ý khi sử dụng bổ thận Kanka